VIỆN NGHIÊN CỨU SINH THÁI VÀ MÔI TRƯỜNG RỪNG
RESEARCH INSTITUTE FOR FOREST ECOLOGY AND ENVIRONMENT

NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG VÀ GÂY TRỒNG LOÀI CÂY SAU SAU THEO HƯỚNG CHUỖI GIÁ TRỊ ĐA MỤC ĐÍCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGÂN SƠN, TỈNH BẮC KẠN.

I. THÔNG TIN CHUNG

Tên đề tài : Nghiên cứu nhân giống và gây trồng loài cây Sau sau theo hướng chuỗi giá trị đa mục đích trên địa bàn huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.

– Chủ nhiệm đề tài/dự án: TS. Đoàn Đình Tam

– Cơ quan chủ quản: Sở Khoa học và Công Nghệ tỉnh Bắc Kạn.

– Tổ chức chủ trì đề tài/dự án: Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng

– Thời gian thực hiện: 60 tháng (Từ tháng 7/2023 đến tháng 7/2028)

II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Mục tiêu chung:

 Tuyển chọn được giống cây Sau sau chất lượng tốt, sinh trưởng phát triển nhanh và trồng rừng phục vụ chế biến gỗ, trồng nấm, sấy thuốc lá tại huyện Ngân Sơn.

– Đề xuất đưa cây Sau sau vào danh mục các loài cây trồng lâm nghiệp chính tại tỉnh Bắc Kạn.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

– Đánh giá được các đặc điểm lâm học (phân bố, cấu trúc quần thể, tái sinh) của cây Sau sau;

– Tuyển chọn được 02 xuất xứ với 40 cây trội Sau sau có sinh trưởng phát triển tốt theo các mục đích kinh doanh (gỗ xẻ, ván bóc, giá thể trồng nấm, sấy thuốc lá, cây cảnh,…);

– Xây dựng được 01 ha vườn giống; và 04 ha thí nghiệm trồng thâm canh cây sau sau theo hướng lấy thâm canh lấy gỗ, củi;

– Xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật nhân giống hữu tính và hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng cây sau sau theo hướng thâm canh đa mục đích;

– Đào tạo được 04 kỹ thuật viên và 100 lượt người dân về kỹ thuật nhân giống và gây trồng loài cây Sau sau.

III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Nội dung 1: Điều tra, đánh giá thực trạng cây Sau sau tại huyện Ngân Sơn, Na Rì, vùng phân bố tập trung và tình hình sinh trưởng.

– Công việc 1.1: Điều tra, nghiên cứu đặc điểm lâm học (phân bố, cấu trúc quần thể, tái sinh,…) của cây Sau sau.

– Công việc 1.2:Đề xuất đưa cây Sau sau vào danh mục loài cây trồng lâm nghiệp của tỉnh.

Nội dung 2: Tuyển chọn cây trội và nghiên cứu kỹ thuật nhân giống hữu tính cây Sau sau; xây dựng vườn giống hữu tính cây Sau sau.

–  Công việc 2.1: Điều tra, tuyển chọn cây trội: (i) Xây dựng các tiêu chí tuyển chọn;  (ii) Điều tra, tuyển chọn cây trội: chọn 2 xuất xứ với 80 cây trội dự tuyển và tuyển chọn được 40 cây trội chính thức.

– Công việc 2.2. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống hữu tính cây Sau sau: (i) Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật xử lý hạt đến tỷ lệ nảy mầm của hạt Sau sau; (ii) Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây con; (iii) Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến tỷ lệ sống và  sinh trưởng của cây con ở giai đoạn vườn ươm;  (iv) Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian bảo quản hạt đến tỷ lệ nảy mầm.

– Công việc 2.3. Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật nhân giống hữu tính cây Sau sau (hội thảo, xây dựng hướng dẫn kỹ thuật).

– Công việc 2.4. Xây dựng vườn giống hữu tính cây Sau sau (1ha); Thu hái giống, gieo ươm tạo cây giống; Xây dựng vườn giống hữu tính.

Nội dung 3. Xây dựng mô hình trồng rừng cây Sau sau theo hướng thâm canh đa mục đích (4 ha).

– Công việc 3.1. Xây dựng mô hình trồng cây Sau sau kết hợp trồng cây nông nghiệp (1ha): Trồng cây Sau sau kết hợp trồng đỗ tương (0,5 ha); Trồng cây Sau sau kết hợp trồng ngô (0,5 ha).

– Công việc 3.2.Xây dựng mô hình thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ trồng thuần loài cây Sau sau (1,5 ha).

– Công việc 3.3.Xây dựng mô hình thí nghiệm ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây Sau sau (1,5ha).

– Công việc 3.4. Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng cây Sau sau theo hướng thâm canh đa mục đích (hội thảo; xây dựng hướng dẫn kỹ thuật).

Nội dung 4. Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật nhân giống, trồng thâm canh cây Sau sau cho kỹ thuật viên và người dân.

Nội dung 5. Tuyên truyền, quảng bá kết quả thực hiện

IV. KẾT QUẢ ĐỀ TÀI

Đang cập nhật

Thí nghiệm cây trội Sau Sau

Quả Sau Sau

Chọn cây trội Sau Sau