CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ
2.1. Chức năng
Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng (sau đây gọi tắt là Viện) có chức năng nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế, tư vấn và tham gia đào tạo về lĩnh vực sử dụng đất lâm nghiệp, sinh lý, sinh thái rừng, vi sinh vật, môi trường và biến đổi khí hậu lâm nghiệp trong phạm vi cả nước.
2.2. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ của Viện là tập trung giải quyết các vấn đề tồn tại hiện tại trong ngành Lâm nghiệp, dự báo các nguy cơ trong tương lai và xây dựng các giải pháp phù hợp cho những tồn tại đó. Thông qua việc đầu tư có định hướng trong nghiên cứu và ưu tiên phát triển khoa học công nghệ, mục đích của Viện là nhằm đảm bảo các hoạt động nghiên cứu và phát triển sẽ tạo ra lợi ích tối đa cho các đối tác trong việc giải quyết các tồn tại về phát triển lâm nghiệp và bảo vệ môi trường. Cụ thể:
1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch 5 năm, hàng năm, các chương trình, dự án về khoa học, công nghệ trong lĩnh vực sử dụng đất lâm nghiệp, sinh lý, sinh thái rừng, vi sinh vật, môi trường và biến đổi khí hậu trong lâm nghiệp theo quy định; tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Nghiên cứu cơ bản có định hướng và nghiên cứu ứng dụng tổng hợp theo quy định của pháp luật, bao gồm:
a) Khoa học đất, lập địa; phân chia lập địa; phân hạng đất, đánh giá tiềm năng đất lâm nghiệp;
b) Các giải pháp khoa học công nghệ quy hoạch, quản lý và sử dụng bền vững đất lâm nghiệp; biện pháp phòng chống thoái hóa, ô nhiễm và sa mạc hóa đất lâm nghiệp;
c) Sinh lý thực vật rừng;
d) Bảo tồn và phát triển các loài cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế, khoa học, bảo vệ môi trường;
đ) Sinh thái cá thể, quần thể, quần xã thực vật rừng; các đặc trưng cơ bản của các hệ sinh thái rừng và mối quan hệ giữa các nhân tố sinh thái với hệ sinh thái rừng; đa dạng sinh học ở mức độ loài và hệ sinh thái; các giải pháp quản lý bền vững các hệ sinh thái rừng;
e) Sinh thái và môi trường rừng ngập mặn;
g) Môi trường và diễn biến môi trường, phát thải khí nhà kính trong lâm nghiệp, dịch vụ môi trường rừng; tác động của biến đổi khí hậu và giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu trong lâm nghiệp;
h) Thuỷ văn rừng, xói mòn đất và cân bằng nước trong hệ sinh thái rừng;
i) Vi sinh vật, chế phẩm vi sinh, phân bón hữu cơ để tăng năng suất cây rừng, cải tạo đất và công nghệ sinh học môi trường lâm nghiệp.
3. Chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ vào sản xuất; triển khai thực nghiệm, sản xuất thử nghiệm trên cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học của Viện theo quy định của pháp luật.
4. Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế – kỹ thuật trong lĩnh vực nghiên cứu của Viện theo nhiệm vụ được giao và quy định của pháp luật.
5. Thực hiện điều tra, quan trắc môi trường lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.
6. Hợp tác quốc tế, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân về nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực thuộc lĩnh vực được giao theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện dịch vụ, tư vấn khoa học công nghệ theo quy định của pháp luật, bao gồm:
a) Phân tích, kiểm nghiệm đất, môi trường, thực vật và vi sinh vật thuộc lĩnh vực chuyên môn của Viện;
b) Điều tra xây dựng bản đồ đất, lập địa và lập quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp;
c) Đánh giá tác động môi trường, môi trường chiến lược;
d) Dịch vụ khoa học công nghệ khác thuộc lĩnh vực chuyên môn của Viện.
8. Tư vấn lập dự án; tư vấn giám sát, thẩm tra; tư vấn thẩm định các chương trình, đề án, dự án đầu tư, công trình lâm nghiệp thuộc lĩnh vực chuyên môn của Viện.
9. Tổ chức sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu các sản phẩm và công nghệ lâm nghiệp phù hợp với lĩnh vực hoạt động chuyên môn của Viện
CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ
2.1. Chức năng
Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng (sau đây gọi tắt là Viện) có chức năng nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế, tư vấn và tham gia đào tạo về lĩnh vực sử dụng đất lâm nghiệp, sinh lý, sinh thái rừng, vi sinh vật, môi trường và biến đổi khí hậu lâm nghiệp trong phạm vi cả nước.
2.2. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ của Viện là tập trung giải quyết các vấn đề tồn tại hiện tại trong ngành Lâm nghiệp, dự báo các nguy cơ trong tương lai và xây dựng các giải pháp phù hợp cho những tồn tại đó. Thông qua việc đầu tư có định hướng trong nghiên cứu và ưu tiên phát triển khoa học công nghệ, mục đích của Viện là nhằm đảm bảo các hoạt động nghiên cứu và phát triển sẽ tạo ra lợi ích tối đa cho các đối tác trong việc giải quyết các tồn tại về phát triển lâm nghiệp và bảo vệ môi trường. Cụ thể:
1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch 5 năm, hàng năm, các chương trình, dự án về khoa học, công nghệ trong lĩnh vực sử dụng đất lâm nghiệp, sinh lý, sinh thái rừng, vi sinh vật, môi trường và biến đổi khí hậu trong lâm nghiệp theo quy định; tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Nghiên cứu cơ bản có định hướng và nghiên cứu ứng dụng tổng hợp theo quy định của pháp luật, bao gồm:
a) Khoa học đất, lập địa; phân chia lập địa; phân hạng đất, đánh giá tiềm năng đất lâm nghiệp;
b) Các giải pháp khoa học công nghệ quy hoạch, quản lý và sử dụng bền vững đất lâm nghiệp; biện pháp phòng chống thoái hóa, ô nhiễm và sa mạc hóa đất lâm nghiệp;
c) Sinh lý thực vật rừng;
d) Bảo tồn và phát triển các loài cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế, khoa học, bảo vệ môi trường;
đ) Sinh thái cá thể, quần thể, quần xã thực vật rừng; các đặc trưng cơ bản của các hệ sinh thái rừng và mối quan hệ giữa các nhân tố sinh thái với hệ sinh thái rừng; đa dạng sinh học ở mức độ loài và hệ sinh thái; các giải pháp quản lý bền vững các hệ sinh thái rừng;
e) Sinh thái và môi trường rừng ngập mặn;
g) Môi trường và diễn biến môi trường, phát thải khí nhà kính trong lâm nghiệp, dịch vụ môi trường rừng; tác động của biến đổi khí hậu và giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu trong lâm nghiệp;
h) Thuỷ văn rừng, xói mòn đất và cân bằng nước trong hệ sinh thái rừng;
i) Vi sinh vật, chế phẩm vi sinh, phân bón hữu cơ để tăng năng suất cây rừng, cải tạo đất và công nghệ sinh học môi trường lâm nghiệp.
3. Chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ vào sản xuất; triển khai thực nghiệm, sản xuất thử nghiệm trên cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học của Viện theo quy định của pháp luật.
4. Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế – kỹ thuật trong lĩnh vực nghiên cứu của Viện theo nhiệm vụ được giao và quy định của pháp luật.
5. Thực hiện điều tra, quan trắc môi trường lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.
6. Hợp tác quốc tế, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân về nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực thuộc lĩnh vực được giao theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện dịch vụ, tư vấn khoa học công nghệ theo quy định của pháp luật, bao gồm:
a) Phân tích, kiểm nghiệm đất, môi trường, thực vật và vi sinh vật thuộc lĩnh vực chuyên môn của Viện;
b) Điều tra xây dựng bản đồ đất, lập địa và lập quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp;
c) Đánh giá tác động môi trường, môi trường chiến lược;
d) Dịch vụ khoa học công nghệ khác thuộc lĩnh vực chuyên môn của Viện.
8. Tư vấn lập dự án; tư vấn giám sát, thẩm tra; tư vấn thẩm định các chương trình, đề án, dự án đầu tư, công trình lâm nghiệp thuộc lĩnh vực chuyên môn của Viện.
9. Tổ chức sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu các sản phẩm và công nghệ lâm nghiệp phù hợp với lĩnh vực hoạt động chuyên môn của Viện.