VIỆN NGHIÊN CỨU SINH THÁI VÀ MÔI TRƯỜNG RỪNG
RESEARCH INSTITUDE FOR FOREST ECOLOGY AND ENVIRONMENT

Cơ cấu tổ chức

Văn phòng Viện

Tổng số cán bộ, viên chức: 6 người
Thạc sỹ: 02; Cử nhân: 04
Lãnh Đạo Phòng: Phó Chánh Văn Phòng. Đinh Thị Bảo Ngà

A. Tổ Chức Hành Chính
 Về công tác tổ chức cán bộ:
+ Chủ trì tham mưu cho ban lãnh đạo Viện thực hiện Luật công chức, Luật viên chức và pháp luật có liên quan đến công tác cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
+ Chủ trì xây dựng, trình Viện trưởng đề án thành lập giải thể các đơn vị trực thuộc Viện.
+ Chủ trì thẩm định, trình Viện trưởng dự thảo các quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức; điều lệ tổ chức và hoạt động của các đơn vị trực thuộc.
+ Trình Viện trưởng các đề xuất các đề xuất quy hoạch cán bộ, kế hoạch đào tạo; các đề xuất cử cán bộ của Viện tham gia khóa đào tạo, tập huấn ngắn hạn, dài hạn, trong nước và ngoài nước.
+ Trình Viện trưởng các văn bản bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh của đơn vị
+ Trình Viện trưởng kế hoạch tuyển dụng; điều động, tiếp nhận và thuyên chuyển công tác, nâng lương, chuyển nghạch, chế độ hưu trí, thôi việc, công tác thi đua khen thưởng, công tác thanh tra kiểm tra công tác phòng chống tham nhũng và công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Viện.
+ Hướng dẫn công tác kiểm tra, quản lý cán bộ nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức viên chức hàng năm và thực hiện quản lý khai thác sử dụng lưu trữ hồ sơ cán bộ công chức, viên chức, hợp đồng lao động của các đơn vị trực thuộc.
Về công tác hành chính, quản trị:
+ Thực hiện nhiệm vụ về hành chính văn thư, lưu trữ, lễ tân và tổ chức các hội nghị của Viện.
+ Quản lý cơ sở vật chất, trụ sở làm việc, tài sản; phương tiện và điều kiện làm việc thuộc Viện
+ Vận hành điện nước, hệ thống thông tin liên lạc điện thoại phục vụ hoạt động cơ quan.
+ Công tác bảo vệ, quân sự, tự vệ, an toàn phòng cháy nổ, vệ sinh môi trường và cảnh quan trong cơ quan Viện.
    Về công tác quản lý đầu tư xây dựng:
+ Quản lý sử dụng đất đai, sủa chữa, xây dựng các công trình của Viện theo quy định.
 + Đề xuất chủ trương đầu tư hàng năm; xây dựng kế hoạch đầu tư ngắn hạn, nâng cấp hiện đại hóa cơ sở vật chất của Viện.
B. Kế toán Tài chính
+ Theo dõi và thanh toán các nhiệm vụ KHCN, nhiệm vụ TXTCN, Dự án nước ngoài, dự án đầu tư XDCB, các chương trình MTQG…,
+ Xây dựng và trình ban hành các văn bản, quy chế liên quan đến lĩnh vực tài chính.
+ Lập báo cáo quyết toán toàn Viện
+ Lập các báo cáo thuế trên Hệ thống kê khai thuế hàng tháng/quý theo quy định hiện hành, theo dõi thu nhập cá nhân của CBVC trong và ngoài Viện
+ Theo dõi tài sản: nhập số liệu vào phần mềm, kiểm kê tài sản cuối năm và lập các báo cáo về tài sản khi được yêu cầu.
+ Chuẩn bị số liệu để Viện và Viện KHLN nghiệm thu các nhiệm vụ TXTCN.
C. Kế hoạch khoa học:
+ Theo dõi các nhiệm vụ KHCN, chuyển giao công nghệ, dịch vụ sản xuất kinh doanh, thông tin tư liệu của Viện.
+ Phối hợp xây dựng chiến lược, quy hoạch, chương trình và kế hoạch của Viện.
+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu hiện trường các nhiệm vụ KHCN của toàn Viện.
 + Tập hợp thông tin phục vụ xây dựng báo cáo sơ kết, tổng kết hàng năm và các báo cáo khác khi có yêu cầu.

Bộ môn đất và lập Địa

Tổng số cán bộ, viên chức: 6 người
Tiến sỹ: 02; Thạc sỹ: 04; Kỹ sư: 01
Lãnh đạo Bộ môn:  ThS. Phạm Ngọc Thành

+ Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học cho việc quản lý và sử dụng hợp lý đất lâm nghiệp, đặc biệt là các loại đất bazan thoái hóa, vùng đất nhiễm chất độc hóa học, đất bị suy thoái.
+ Nghiên cứu đặc điểm đất đai, diễn biến độ phì đất và quan hệ giữa các yếu tố đất đai của một số loại hình rừng (chủ yếu tập trung vào rừng trồng) và các hệ sinh thái đặc thù. 
+ Xây dựng các mô hình sử dụng đất hợp lý cho từng vùng sinh thái đặc thù.
+ Phân hạng và đánh giá thích hợp cây trồng lâm nghiệp nhằm đề xuất cơ cấu cây trồng phục vụ gây trồng và phát triển rừng trong điều kiện biến đổi khí hậu. 
Nghiên cứu xây dựng các mô hình sử dụng đất phù hợp với Chiến lược phát thải thấp và Tăng trưởng xanh
+ Tư vấn, chuyển giao về xây dựng bản đồ đất, lập địa và cơ cấu cây trồng phục vụ tái cơ cấu ngành lâm nghiệp. 
+ Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong sử dụng đất và quản lý rừng. 
+ Nghiên cứu về thủy văn rừng và cân bằng nước trong hệ sinh thái rừng; các giải pháp KHCN về quản lý lưu vực.

Bộ môn sinh lý sinh thái rừng

Số cán bộ: 04, trong đó có 02 Tiến sĩ, 01 Thạc sỹ và 01 kỹ sư
Trưởng BM: TS. Đoàn Đình Tam

+ Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học cho việc quản lý và sử dụng hợp lý đất lâm nghiệp, đặc biệt là các loại đất bazan thoái hóa, vùng đất nhiễm chất độc hóa học, đất bị suy thoái.
+ Nghiên cứu đặc điểm đất đai, diễn biến độ phì đất và quan hệ giữa các yếu tố đất đai của một số loại hình rừng (chủ yếu tập trung vào rừng trồng) và các hệ sinh thái đặc thù. 
+ Xây dựng các mô hình sử dụng đất hợp lý cho từng vùng sinh thái đặc thù.
+ Phân hạng và đánh giá thích hợp cây trồng lâm nghiệp nhằm đề xuất cơ cấu cây trồng phục vụ gây trồng và phát triển rừng trong điều kiện biến đổi khí hậu. 
Nghiên cứu xây dựng các mô hình sử dụng đất phù hợp với Chiến lược phát thải thấp và Tăng trưởng xanh
+ Tư vấn, chuyển giao về xây dựng bản đồ đất, lập địa và cơ cấu cây trồng phục vụ tái cơ cấu ngành lâm nghiệp. 
+ Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong sử dụng đất và quản lý rừng. 
+ Nghiên cứu về thủy văn rừng và cân bằng nước trong hệ sinh thái rừng; các giải pháp KHCN về quản lý lưu vực.

+ Đề tài cấp Bộ: NC kỹ thuật gây trồng cây Chò chỉ (Parashorea chinensis Wang Hsie) tại vùng phòng hộ đầu nguồn sông Đà. (2004 – 2007)
+ Đề tài cấp cơ sở: NC kỹ thuật trồng rừng ngập mặn trên các điều kiện lập địa khó khăn vùng ven biển phía Bắc (2007 – 2008).
+ Nghiên cứu kỹ thuật trồng cây Tô hạp Điện Biên phục vụ trồng rừng cây gỗ lớn tại các tỉnh phía Bắc. Chủ trì đề mục Điều tra một số đặc điểm lâm học của cây Tô Hạp Điện Biên tại các tỉnh Sơn La, Điện Biên (2006 – 2010)
+ Đề tài cấp Bộ: Nghiên cứu kỹ thuật trồng RNM trên các điều kiện lập địa khó khăn góp phần chắn sóng các tỉnh ven biển miền Bắc Việt Nam (2009 – 2012).
+ Xây dựng đề án Nâng cao chất lượng rừng giai đoạn 2012 – 2020 (2012).
+ Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học, chọn giống, kỹ thuật trồng và công dụng của cây Cóc hành ở vùng khô hạn Nam Trung Bộ (2011 – 2015)
+ Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật gây trồng cây Ươi (Scaphium macropodum)  nhằm mục đích lấy quả (giai đoạn 2: 2013 – 2017).
+ Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và cải tạo đất bãi thải mỏ than Quảng Ninh của Keo Tai tượng và Keo lá tràm với Nấm rễ nội cộng sinh AM (Arbuscular mycorhiza) ở vườn ươm (Keo tai tượng giai đoạn đến 16 – 18 tháng tuổi, Keo lá tràm giai đoạn đến 6-8 tháng tuổi) (2017)

+ Nghiên cứu cơ bản và ứng dụng trong các lĩnh vực sinh lý sinh thái cá thể, quần thể; hệ sinh thái rừng làm cơ sở cho các giải pháp kỹ thuật gây trồng các loài cây có giá trị và phục hồi các hệ sinh thái đặc thù, hệ sinh thái suy thoái.
+ Nghiên cứu đặc điểm sinh lý, sinh thái quần thể rừng trồng làm cơ sở cho việc kinh doanh rừng trồng bền vững.
+ Nghiên cứu diễn thế rừng, các chỉ số đa dạng sinh học loài và hệ sinh thái làm cơ sở cho các giải pháp bảo tồn và quản lý phát triển bền vững hệ sinh thái rừng.
+ Nghiên cứu và chuyển giao các giải pháp phục hồi và phát triển các hệ sinh thái suy thoái; các biện pháp gây trồng, phục hồi và bảo tồn các loài cây có giá trị.
+ Nghiên cứu sản xuất cây giống lâm nghiệp bản địa có giá trị khoa học, kinh tế và môi trường  phục vụ trồng rừng và bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt các giống cây gỗ lớn.

Bộ môn môi trường và biến đổi khí hậu

Tổng số cán bộ, viên chức: 05 người

Tiến sỹ: 02; Thạc sỹ: 03; 

Lãnh Đạo Phòng: TS. Nguyễn Thùy Mỹ Linh

Chức năng

Nghiên cứu khoa học, phát triển kỹ thuật, chuyển giao và đào tạo về diễn biến môi trường, tác động môi trường; tác động và giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

Nhiệm vụ

+ Nghiên cứu cơ sở, cơ bản về môi trường và diễn biến môi trường ở các vùng sinh thái đặc thù (vùng đất dốc, vùng cát, vùng đất phèn, đất ngập mặn,…), các hệ sinh thái bị thoái hóa;

+ Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu và giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu trong lâm nghiệp;

+ Nghiên cứu cơ sở khoa học về phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp;

+ Nghiên cứu lượng giá các giá trị môi trường và dịch vụ môi trường trong lâm nghiệp; phân tích kinh tế môi trường trong tác động môi trường, biến đổi khí hậu trong Lâm nghiệp;

+ Điều tra, đánh giá và giám sát tác động môi trường trong lĩnh vực lâm nghiệp;

+ Hợp tác quốc tế, tập huấn, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật trong lĩnh vực môi trường và biến đổi khí hậu.

Phòng thí nghiệm đất, môi trường và vi sinh

Tổng số 7 cán bộ: Gồm 03 Thạc sỹ, 03 cử nhân và 01 kỹ thuật viên
Lãnh đạo phòng: Phó trưởng phòng Ths. Hà Thị Hiền, Ths. Vũ Quý Đông

+ Tổ chức phân tích các mẫu đất, mẫu thực vật, mẫu nước và vi sinh vật; kiểm nghiệm, giám định và đánh giá chất lượng môi trường;
+ Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật về phân tích các chỉ tiêu liên quan đến đất, sinh lý sinh thái rừng, môi trường và vi sinh vật;
+ Đào tạo, tập huấn, dịch vụ, chuyển giao công nghệ, tư vấn và hợp tác quốc tế về lĩnh vực được chuyển giao theo quy định của pháp luật;
+ Nghiên cứu cơ bản đặc điểm sinh học vi sinh vật thực vật, vi sinh vật đất, vi sinh vật nước.
+ Phân tích vi sinh vật thực vật, vi sinh vật đất và vi sinh vật nước.
+ Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ vi sinh, công nghệ sinh học môi trường, sản xuất chế phẩm, phân bón sinh học phục vụ cây trồng, cải tạo đất, xử lý làm sạch ô nhiễm đất, nước, không khí, bảo vệ môi trường.
+ Xây dựng và bảo tồn bộ giống vi sinh vật phục vụ trồng rừng và bảo vệ môi trường.
Hợp tác nghiên cứu, đào tạo, tư vấn, tập huấn và chuyển giao công nghệ.

Thiết bị phân tích thuộc phòng thí nghiệm tương đối đa dạng, đảm bảo đáp ứng được các nhiệm vụ phân tích mẫu đất, thực vật, nước và vi sinh vật của phòng. Một số thiết bị phân tích thí nghiệm hiện đại được đầu tư mới như: hệ thống quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS), Hệ thống công phá mẫu bằng lò vi sóng (Topwave), Hệ thống phân tích carbon và nitơ (TOC/TN), máy quang phổ khả kiến (UV/vis), hệ thống kính hiển vi huỳnh quang, kính hiển vi sinh học, kính hiển vi soi nổi, tủ môi trường, tủ ấm, tủ sấy, nồi hấp, cân phân tích v.v.

Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm môi trường

Tổng số 10 người. 03 thạc sỹ, 4 đại học và cao đẳng 03 kỹ thuật viên

Giám đốc Trung tâm: Thạc sỹ Trần Trung Thành

a) Chức năng:
Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Môi trường có chức năng nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, tư vấn, dịch vụ, tham gia đào tạo và hợp tác quốc tế về quan trắc môi trường vùng miền núi phía Bắc, thủy văn rừng, đất lâm nghiệp và các hệ sinh thái rừng.
b) Nhiệm vụ chính:
– Nghiên cứu thực nghiệm về môi trường lâm nghiệp, bao gồm:
+ Nghiên cứu về thủy văn rừng và cân bằng nước trong hệ sinh thái rừng; xói mòn đất và bồi lắng; các giải pháp khoa học công nghệ về quản lý lưu vực;
+ Nghiên cứu về quản lý và sử dụng bền vững đất lâm nghiệp; phục hồi rừng và các hệ sinh thái đặc thù;
+ Tham gia nghiên cứu diễn biến môi trường rừng, dịch vụ môi trường rừng, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu trong lĩnh vực lâm nghiệp;
+ Tham gia nghiên cứu chế phẩm vi sinh, phân bón hữu cơ, công nghệ sinh học lâm nghiệp.
– Tham gia xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế – xã hội thuộc lĩnh vực sinh thái và môi trường rừng theo nhiệm vụ được giao và quy định của pháp luật.
– Điều tra quan trắc diễn biến môi trường; cảnh báo dịch bệnh liên quan đến diễn biến môi trường.
– Thực hiện các dịch vụ khoa học công nghệ; chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ vào sản xuất; triển khai thực nghiệm, sản xuất thử nghiệm trên cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học theo quy định của pháp luật.
– Tham gia hợp tác quốc tế, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân về nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và tham gia đào tạo sau đại học trong lĩnh vực Sinh thái và môi trường lâm nghiệp.
– Tư vấn lập dự án, tư vấn giám sát, thẩm tra hồ sơ thiết kế, dự toán, thi công các công trình và dự án lâm nghiệp thuộc lĩnh vực hoạt động chuyên môn của Trung tâm; điều tra lập địa, quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp, đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật.
– Sản xuất, kinh doanh chế phẩm vi sinh, phân bón vi sinh và giống cây lâm nghiệp phù hợp với lĩnh vực hoạt động chuyên môn theo quy định của pháp luật.

Với đội ngũ cán bộ đa số còn rất trẻ, có trình độ chuyên môn cao, ham hiểu biết, và tích cực học hỏi trau dồi kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm làm việc, nghiên cứu. Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Môi trường đang từng bước khẳng định mình qua một số lĩnh vực và hoạt động cụ thể.

– Thực hiện Dự án bảo vệ và phát triển rừng nghiên cứu thực nghiệm giai đoạn 2011 – 2020 với các hạng mục: Bảo vệ tốt 354,3 ha rừng và đất rừng, trồng bổ sung một số loài cây cho vườn sưu tập thực vật (hiện nay có khoảng 130 loài cây các loại), trồng và phát triển rừng tại khu vực lòng hồ sông Đà tỉnh Hòa Bình bằng các loài cây bản địa.
– Với chức năng nghiên cứu thực nghiệm, Trung tâm đã và đang tiến hành nghiên cứu, thiết lập và xây dựng các ô nghiên cứu định vị để theo dõi, quan trắc diễn biến môi trường rừng khu vực đầu nguồn sông Đà tỉnh Hòa Bình. Hàng năm tiến hành thu thập, lấy số liệu các yếu tố môi trường: xói mòn đất, dòng chảy bề mặt, lượng rơi rụng, diễn biến thảm thực vật, tính chất đất… tại vùng đầu nguồn khu vực xung yếu ven hồ sông Đà tỉnh Hòa Bình.
– Xây dựng các các mô hình trình diễn về trồng mới, làm giàu rừng, nông lâm kết hợp, quản lý rừng cộng đồng; các mô hình nghiên cứu thực nghiệm trồng rừng trên đất dốc, đất trống, cải tạo rừng bằng các loài cây bản địa lá rộng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, mô hình làm giàu rừng..Có kinh nghiệm trong thực hiện các dự án khuyến lâm tại các địa phương.
– Quan trắc khí tượng vùng đầu nguồn sông Đà tỉnh Hòa Bình. Với Trạm quan trắc khí tượng tự động, hàng năm các chỉ tiêu khí tượng chủ yếu như : nhiệt độ, độ ẩm, áp suất khí quyển, lượng mưa, tốc độ gió, hướng gió…được theo dõi, quan trắc liên tục và được trích rút thành bộ số liệu, dữ liệu khí tượng và lưu trữ, sử dụng cho các mục đích nghiên cứu, cho công tác trồng và chăm sóc rừng tại khu vực.
– Xây dựng và thực hiện nhiệm vụ Môi trường cấp bộ “ Đánh giá tác động của một số loài thực vật ngoại lai xâm hại đến môi trường, sinh thái và đề xuất biện pháp quản lý” thực hiện từ 1/2017 đến 12/2018.
– Tham gia phối hợp với các đơn vị khác thực hiện tốt các hạng mục công việc như điều tra thực địa, kiểm kê rừng, đánh giá tác động môi trường rừng…

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Văn phòng Viện

Phó chánh văn phòng:
Đinh Thị Bảo Ngà
Email:baonga@rifee.gov.vn
Di động:

Bộ môn Sinh lý Sinh thái rừng

Trưởng Bộ môn:
TS. Đoàn Đình Tam
Email: doantamln@gmail.com
Di động:

Bộ môn Đất, Lập địa

Trưởng bộ môn:
Th.s Phạm Ngọc Thành
Email: thanhpham79@gmail.com
Di động:

Bộ môn Môi trường và Biến đổi khí hậu

Trưởng phòng:
T.S Nguyễn Thùy Mỹ Linh
Email:linh.snu@gmail.com
Di động:

Phòng TN Đất, Môi trường và Vi sinh

Phó trưởng phòng:
Ths. Hà Thị Hiền;
Ths. Vũ Quý Đông
Email: hienrifee@gmail.com
hoặc: vuquydong@gmai.com

Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Môi trường

Giám đốc: TS. Trần Trung Thành
Email: thanh.tt@rcfee.org.vn
Phó giám đốc: Th.s Nguyễn Thanh Hải
Email: hai.nt@rcfee.org.vn
Di động: