Bộ môn sinh lý, sinh thái Rừng
Bộ môn nghiên cứu sinh lý, sinh thái rừng
Nhân sự:
Số cán bộ: 04, trong đó có 02 Tiến sĩ, 01 Thạc sỹ và 01 kỹ sư
Trưởng BM: TS. Đoàn Đình Tam
Chức năng, nhiệm vụ
+ Nghiên cứu cơ bản và ứng dụng trong các lĩnh vực sinh lý sinh thái cá thể, quần thể; hệ sinh thái rừng làm cơ sở cho các giải pháp kỹ thuật gây trồng các loài cây có giá trị và phục hồi các hệ sinh thái đặc thù, hệ sinh thái suy thoái.
+ Nghiên cứu đặc điểm sinh lý, sinh thái quần thể rừng trồng làm cơ sở cho việc kinh doanh rừng trồng bền vững.
+ Nghiên cứu diễn thế rừng, các chỉ số đa dạng sinh học loài và hệ sinh thái làm cơ sở cho các giải pháp bảo tồn và quản lý phát triển bền vững hệ sinh thái rừng.
+ Nghiên cứu và chuyển giao các giải pháp phục hồi và phát triển các hệ sinh thái suy thoái; các biện pháp gây trồng, phục hồi và bảo tồn các loài cây có giá trị.
+ Nghiên cứu sản xuất cây giống lâm nghiệp bản địa giá trị khoa học, kinh tế và môi trường phục vụ trồng rừng và bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt các giống cây gỗ lớn.
Các nhiệm vụ KHCN đã và đang chủ trì, thực hiện (10 năm trở lại đây)
+ Đề tài cấp Bộ: NC kỹ thuật gây trồng cây Chò chỉ (Parashorea chinensis Wang Hsie) tại vùng phòng hộ đầu nguồn sông Đà. (2004 – 2007)
+ Đề tài cấp cơ sở: NC kỹ thuật trồng rừng ngập mặn trên các điều kiện lập địa khó khăn vùng ven biển phía Bắc (2007 – 2008).
+ Nghiên cứu kỹ thuật trồng cây Tô hạp Điện Biên phục vụ trồng rừng cây gỗ lớn tại các tỉnh phía Bắc. Chủ trì đề mục Điều tra một số đặc điểm lâm học của cây Tô Hạp Điện Biên tại các tỉnh Sơn La, Điện Biên (2006 – 2010)
+ Đề tài cấp Bộ: Nghiên cứu kỹ thuật trồng RNM trên các điều kiện lập địa khó khăn góp phần chắn sóng các tỉnh ven biển miền Bắc Việt Nam (2009 – 2012).
+ Xây dựng đề án Nâng cao chất lượng rừng giai đoạn 2012 – 2020 (2012).
+ Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học, chọn giống, kỹ thuật trồng và công dụng của cây Cóc hành ở vùng khô hạn Nam Trung Bộ (2011 – 2015)
+ Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật gây trồng cây Ươi (Scaphium macropodum) nhằm mục đích lấy quả (giai đoạn 2: 2013 – 2017).
+ Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và cải tạo đất bãi thải mỏ than Quảng Ninh của Keo Tai tượng và Keo lá tràm với Nấm rễ nội cộng sinh AM (Arbuscular mycorhiza) ở vườn ươm (Keo tai tượng giai đoạn đến 16 - 18 tháng tuổi, Keo lá tràm giai đoạn đến 6-8 tháng tuổi) (2017)
Định hướng phát triển
+ Nghiên cứu cơ bản và ứng dụng trong các lĩnh vực sinh lý sinh thái cá thể, quần thể; hệ sinh thái rừng làm cơ sở cho các giải pháp kỹ thuật gây trồng các loài cây có giá trị và phục hồi các hệ sinh thái đặc thù, hệ sinh thái suy thoái.
+ Nghiên cứu đặc điểm sinh lý, sinh thái quần thể rừng trồng làm cơ sở cho việc kinh doanh rừng trồng bền vững.
+ Nghiên cứu diễn thế rừng, các chỉ số đa dạng sinh học loài và hệ sinh thái làm cơ sở cho các giải pháp bảo tồn và quản lý phát triển bền vững hệ sinh thái rừng.
+ Nghiên cứu và chuyển giao các giải pháp phục hồi và phát triển các hệ sinh thái suy thoái; các biện pháp gây trồng, phục hồi và bảo tồn các loài cây có giá trị.
+ Nghiên cứu sản xuất cây giống lâm nghiệp bản địa có giá trị khoa học, kinh tế và môi trường phục vụ trồng rừng và bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt các giống cây gỗ lớn.